Mỹ thuật là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, ,không phải ai cũng hiểu rõ và chính xác về khái niệm này. Để giúp bạn tìm hiểu về khái niệm này, bài viết xin chia sẻ một số cách hiểu về mỹ thuật cũng như những loại hình mỹ thuật cơ bản.

Mỹ thuật được hiểu nôm na là “nghệ thuật của cái đẹp”. Đây là một từ Hán Việt, với “mỹ” nghĩa là đẹp, còn “thuật” nằm trong từ “nghệ thuật”. Hiểu một cách đơn giản, mỹ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được. Vì thế mà người ta còn gọi môn này là “nghệ thuật thị giác” – hay còn có tên tiếng anh là “visual art”.

Hiểu một cách khái quát nhất, mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp

Theo nghĩa hàn lâm, có rất nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mỹ cũng như thích của riêng từng người. Chính vì vậy, quan niệm về mỹ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào. Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm.

Đôi khi ta còn gặp thuật ngữ “mỹ thuật” trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày.

Hiểu theo nghĩa rộng, từ “mỹ thuật” còn được sử dụng để phân biệt những ngành lớn của hội họa: mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí…; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng. Đơn giản hơn, mỹ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua một chất liệu nào đó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp .

2. Một số loại hình mỹ thuật cơ bản

Mỹ thuật cũng là thuật ngữ được sử dụng chung cho nghệ thuật tạo hình. Dưới đây là một số loại hình mỹ thuật cơ bản:

2.1 Hội họa

Hội họa được xem là phần quân trọng của mỹ thuật. Đây cũng là loại hình nghệ thuật phổ biến nhất. Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách trực tiếp, hay giải thích nôm na là người vẽ sử dụng màu và bút chì để tô lên một bề mặt láng (giấy, vải,…) để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật. Người làm việc này còn được gọi là họa sĩ.

Kết quả của hoạt động này là những tác phẩm hội họa được ra đời, hay người ta còn gọi là tranh vẽ.  Nói cách khác, hội họa là một hình thức để thể hiện ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ.

2.2 Điêu khắc

Điêu khắc là một loại hình mỹ thuật cơ bản

Xem thêm: Vài nét về mĩ thuật Ý thời Phục Hưng? Tìm hiểu các giai đoạn phát triển

Điêu khắc được hiểu là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi). Vật liệu sử dụng trong điêu khắc thường là đá, đất sét, gỗ…. Yếu tố quan trọng nhất trong điêu khắc là phải làm sao để “Lột tả được hình dáng chung nhất và giữ được cái hồn của tác phẩm”.

2.3 Đồ Họa

Đồ họa là hình thức nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách gián tiếp thông qua kỹ thuật in ấn. Chính vì thế, tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao. Đồ họa thường được sử dụng cho những mục đích về truyền thông, quảng cáo, kinh doanh,… Do đó, đây là ngành đang nổi và thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia học hỏi. Không chỉ có óc sáng tạo và tính thẩm mỹ, ngành thiết kế đồ họa đòi hỏi người làm cần sử dụng được những công cụ, thiết bị hiện đại và những phần mềm chuyên dụng.

Có rất nhiều loại đồ họa khác nhau như: đồ họa độc lập, đồ họa in ấn, đồ họa máy tính,…

Bên cạnh những loại hình chính trên, mỹ thuật còn bao gồm một số loại hình khác như:

  • Nghệ thuật Sắp đặt
  • Nghệ thuật Trình diễn
  • Nghệ thuật Hình thể
  • Nghệ thuật Đại chúng

Trên đây là một số chia sẻ về khái niệm mỹ thuật là gì cũng như các loại hình mỹ thuật cơ bản. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu khái niệm mỹ thuật cụ thể nhất.