Lập kế hoạch kinh doanh là một bước cơ bản đối với các doanh nghiệp khi mới bắt đầu đưa công ty vào hoạt động. Các nhà đầu tư hay ngân hàng thường coi việc lên một bản kế hoạch cụ thể là điều kiện cần thiết để xem xét cung cấp vốn cho doanh nghiệp mới. Cùng Fastdo tìm hiểu chi tiết các bước lập kế hoạch qua bài viết dưới đây nhé!
1. Các bước xây dựng bản kế hoạch kinh doanh
Lập một kế hoạch kinh doanh cũng giống như bảng hướng dẫn chi tiết, giúp bạn biết nên làm gì và làm như thế nào để bắt đầu thực hiện một ý tưởng đã phác thảo hay một ý tưởng bất kỳ nào. Sau đây là các bước lập kế hoạch kinh doanh cụ thể:
1.1 Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh độc đáo
Ý tưởng cũng giống như linh hồn, đó là nền tảng và cũng là mục tiêu bạn xây dựng kế hoạch. Vì vậy, bước đầu tiên trong một kế hoạch kinh doanh đó chính là đưa ra một ý tường đầy sáng tạo và độc đáo.
>>> KHÁM PHÁ NGAY: 4 phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phổ biến hiện nay
1.2 Bước 2: Xây dựng mục tiêu
Khi bạn vẽ ra một con đường thì chắc chắn phải có đích đến. Do đó, một bản kế hoạch kinh doanh cần đưa ra các mục tiêu cụ thể. Đấy chính là động lực để bạn cố gắng trong suốt quá trình đạt được cái đích cho ý tưởng đấy. Liệt kê tất cả mục tiêu sẽ giúp bản kế hoạch của bạn chi tiết và chính xác hơn.
Phương pháp OKRs có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc xác định mục tiêu của kế hoạch kinh doanh thông qua những mục tiêu và kết quả chính đầy động lực và mang tính thực tế cao. Để có thể khai thác tối đa giá trị mà OKRs mang lại, một công cụ hỗ trợ phù hợp là một yếu tố đặc biệt quan trọng.
Bộ giải pháp quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo giúp bạn có thể triển khai hiệu quả phương pháp OKRs trên không gian được tích hợp đầy đủ mọi thứ liên quan đến OKRs. Không những thế, bộ phần mềm fOKRs hoàn toàn TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC cho nhân sự. Liên hệ ngay đến Fastdo để nhận được tư vấn nhé!
Trải nghiệm miễn phí ngay
>>> XEM NGAY: Mô hình SMART là gì? Xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART
1.3 Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Nếu bạn muốn vươn lên dẫn đầu bạn phải nắm rõ tất cả những yếu tố môi trường xung quanh. Cũng như bạn muốn đưa một sản phẩm mới trước hết bạn phải nghiên cứu và phân tích thị trường xem liệu sản phẩm của bạn có được đón nhận hay không. Vì vậy, đây là một bước cực kỳ quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh.
>>> THAM KHẢO NGAY: Phân khúc thị trường là gì? 6 lưu ý để thực hiện hiệu quả
1.4 Bước 4: Lập biểu đồ SWOT
Trong cách lập kế hoạch kinh doanh, việc lập bản đồ SWOT chính là liệt kê ra những điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức giúp bạn thống kê lại bản thân mình có điểm mạnh gì, cần khắc phục và vượt qua những gì. Một khi đã hiểu rõ bản năng của mình bạn sẽ lập ra một phương án kinh doanh hiệu quả và chính xác hơn.
>>> ĐỌC NGAY: Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty
1.5 Bước 5: Xác định mô hình tổ chức kinh doanh
Bạn có một ý tưởng độc đáo, một bản kế hoạch to lớn nhưng bạn không thể nào làm một mình. Vì vậy, bạn cần hợp tác với những người cùng chí hướng, có chuyên môn khác nhau. Ngoài ra, bạn cần tạo kế hoạch có hệ thống phân chia, phân phối giữa các bộ phận để đạt được hiệu quả tốt nhất.
>>> THAM KHẢO NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 mẫu hợp đồng thử việc cụ thể từng trường hợp
1.6 Bước 6: Lên kế hoạch Marketing
Lên kế hoạch marketing chính là quảng bá, truyền thông thương hiệu của mình đến với mọi người. Đây là bước quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Một chiến lược dài và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn.
>>> ĐỌC NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] – Hướng dẫn xây dựng mẫu kế hoạch Marketing cụ thể từ A-Z
1.7 Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng, bên cạnh đó nhân viên sẽ tăng lên. Bạn không thể trực tiếp quản lý từng người được. Vì thế, bạn cần phải xây dựng một kế hoạch nhân sự rõ ràng và cụ thể.
>>> ĐỌC NGAY: Cách quản lý nhân sự bằng excel hiệu quả [Mẫu file mới 2021]
1.8 Bước 8: Lên kế hoạch quản lý tài chính
Dòng tiền của doanh nghiệp vô cùng quan trọng, nếu bạn không biết phân bổ hợp lý thì sẽ có nguy cơ lãi không bù nổi lỗ. Chính vì thế, bạn cần lập ra một bản kế hoạch chi tiết về các dòng tiền cần sử dụng, chi phí chi ra, thu vào. Bên cạnh đó, chi phí phát sinh cũng cần phải chú ý.
>>> ĐỌC NGAY: Lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp [Có bản mẫu Excel]
1.9 Bước 9: Tiến hành thực hiện kế hoạch
Khi bạn đã hoàn thành một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, giờ là lúc bạn cần vạch ra những kế hoạch triển khai từng bước. Đảm bảo rằng mọi quy trình đều diễn ra đúng với quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn. Bạn phải dự trù mọi thứ nếu có sự thay đổi bất ngờ.
>>> THAM KHẢO NGAY: Mẫu lập kế hoạch triển khai dự án chuyên nghiệp, miễn phí
2. Tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh?
Đã đến lúc chấm dứt việc “Loạn” kế hoạch trong công ty của bạn. fWork là giải pháp phần mềm đơn giản giúp bạn quản lý dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và tạo báo cáo trực quan chỉ trên 1 nền tảng duy nhất. Click để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm
Trải nghiệm miễn phí 10 ngày
Để đạt được mục tiêu, bất cứ ý tưởng kinh doanh hay khởi startup nào, nếu bạn muốn thành công thì phải lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể cho mình. Bởi lên kế hoạch kinh doanh sẽ giúp:
- Doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn: Lập kế hoạch kinh doanh là nền tảng cho doanh nghiệp, thông qua giá trị cốt lõi ấy giúp doanh nghiệp của bạn vững mạnh hơn.
- Quảng cáo và nhận đầu tư tài chính: Các nhà đầu tư hay ngân hàng cần biết rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó họ mới có thể quyết định đầu tư hay không.
- Đưa ra quyết định chiến lược: Một bản kế hoạch cụ thể giúp bạn đưa ra những quyết định chiến lược kịp thời và chính xác hơn.
>>> ĐỌC THÊM: Lợi nhuận ròng là gì? 2 Công thức tính lợi nhuận ròng
3. Cần chuẩn bị gì khi viết kế hoạch kinh doanh?
Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần phải thu thập các dữ liệu và nguồn thông tin có liên quan sau:
- Thu thập thông tin số liệu: Mô hình kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, tầm nhìn sứ mệnh, thông tin về doanh nghiệp (địa chỉ, email, số điện thoại…), tài chính, quản trị rủi ro…
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan: Logo và nhận diện thương hiệu, các tài liệu liên quan đến kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ hay tài liệu phân tích ngành, đối thủ cạnh tranh…
- Xác định đối tượng thực hiện: Người thực hiện kế hoạch có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp hay kết hợp giữa các bộ phận có chuyên môn khác nhau.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: 15 mẫu OKRs chi tiết cho các chức vụ, phòng ban, công ty [MỚI NHẤT 2021]
4. 3 nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
4.1 Trình bày kế hoạch ngắn gọn, súc tích
Một bản kế hoạch dài dòng, lan man khiến người đọc khó chọn lọc thông tin, thậm chí làm bỏ dở nửa chừng vì quá nhàm chán. Mục đích của kế hoạch là để quản lý dự án và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả. Vì vậy, kế hoạch cần phải được điều chỉnh, bổ sung liên tục và tóm gọn các ý chính cần quan tâm, chú ý.
>>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 5 mẫu báo cáo doanh thu bằng Excel chi tiết
4.2 Ngôn từ của kế hoạch phù hợp với người đọc
Một bản kế hoạch có thể gửi đến các nhà đầu tư, đối tác, sếp, nhân viên hoặc khách hàng… Không phải ai cũng sẽ hiểu hết các thuật ngữ, danh từ riêng hay từ ngữ viết tắt. Vì thế, trước khi bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần xác định đối tượng mình gửi đến là ai để sử dụng ngôn từ cho phù hợp.
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Hiệu suất cao và tiết kiệm thời gian với phần mềm fCheckin
4.3 Không nên lo lắng khi lập phương án kinh doanh
Phần lớn doanh nhân không phải là những chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà chỉ tích lũy kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Nếu bạn có đủ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình, bạn vẫn có thể lập một bản kế hoạch kế doanh dễ dàng. Bạn có thể bắt đầu với những kế hoạch sơ bộ sau đó triển khai chi tiết hơn.
5. 6 đề mục bắt buộc có trong bản kế hoạch kinh doanh
Khi thực hiện một kế hoạch kinh doanh nào đó, bạn cần phải quan tâm đến những yếu tố bắt buộc sau:
- Tóm tắt bản kế hoạch: một bản kế hoạch chính thường sẽ rất dài, có khi lên đến chục trang. Vì vậy bạn cần phải tóm tắt sơ lược và cô đọng nhất để cho người đọc dễ nắm bắt hết nội dung.
- Mô tả doanh nghiệp: Tất cả thông tin liên quan đến doanh nghiệp từ lịch sự hình thành, loại hình kinh doanh, thành tựu, cơ sở vật chất… nên được liệt kê khái quát trong mục này.
- Thông tin về sản phẩm và dịch vụ: Không những trình bày thông tin doanh nghiệp mà bạn cũng phải đưa ra những thông tin liên quan đến đặc điểm, tính chất của doanh nghiệp.
- Phân tích thị trường: Phân tích những thông số liên quan đến thị trường như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng trọng tâm.
- Báo cáo về nhân lực, Marketing và tài chính: Đây là 3 thành tố quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh, bao gồm: sơ đồ tổ chức các phòng ban, các chiến lược marketing, phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp…
- Tài liệu đính kèm: Tài liệu đính kèm gồm bảng luân chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm)…
6. Những điều cần lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh
Một số điều cần chú ý khi bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh.
6.1 Phác thảo ý tưởng kinh doanh cơ bản
Trước khi xây dựng hay viết kế hoạch kinh doanh, bạn nên bắt đầu từ bước phác thảo những ý tưởng kinh doanh mà mình nghĩ ra. Đồng thời, bạn hãy đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào? giúp cho bạn xác định rõ các bước phác thảo cho bản kế hoạch kinh doanh của mình.
6.2 Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể
Một ý tưởng kinh doanh độc đáo nó sẽ khác xa với thực tế khi triển khai, chẳng hạn như gặp nhiều thử thách. Thế nhưng, nếu đã là một ý tưởng tốt, xây dựng được một kế hoạch kinh doanh khả thi, cụ thể thì bạn đã đạt được một nửa thành công.
6.3 Triển khai nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh. Việc kiểm tra, thực hiện khảo sát thị trường nhằm mục đích để biết được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có phù hợp với xu hướng thị trường hay nhu cầu của khách hàng không. Sự thành công của kế hoạch không chỉ là nhờ ý tưởng mà còn quyết định bởi nhu cầu của khách hàng.
6.4 Tìm người có năng lực giỏi để hỗ trợ
Bạn không thể nào tự xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chính xác một mình được. Thay vào đó, bạn nên có sự hỗ trợ từ các công sự có trách nhiệm. Bạn có thể lựa chọn những cộng sự có chuyên môn khác nhau có thể giúp bạn thực hiện những công việc không phải điểm mạnh của mình. Ngoài ra, người hỗ trợ còn có thể giúp bạn khắc phục các lỗi sai.
6.5 Kiểm soát tài chính vững vàng
Nắm giữ kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán là yếu tố giúp bạn có thể xây dựng cho doanh nghiệp một bản kế hoạch kinh doanh chính xác và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm máy tính, kiểm soát dữ liệu… thành thạo sẽ giúp cho doanh nghiệp có những tính toán, dự trù chi phí thích hợp, nâng cao tính khả thi của kế hoạch.
6.6 Tập trung vào hoạt động kinh doanh
Khi bạn đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh vào một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn sẽ thấy rằng khi có chuyên môn cao và kinh nghiệm, bạn sẽ làm tốt hơn rất nhiều so với những người không biết. Vì vậy, hãy tìm ra điểm mạnh của mình và tập trung làm nổi bật trong các ý tưởng kinh doanh. Điều đó sẽ giúp bạn có một vũ khi mạnh để sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ khác.
7. Mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn tham khảo kèm ví dụ cực chi tiết
Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh, Fastdo xin gửi đến bạn mẫu kế hoạch kinh doanh cùng với ví dụ cực kỳ chi tiết tại đây:
>>> [TẢI MIỄN PHÍ]: MẪU LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
>>> TÌM HIỂU THÊM:
- Lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp [Có bản mẫu Excel]
- Mẫu bảng tiến độ thi công chuẩn 2021 và cách lập bảng chi tiết
Trên đây là toàn bộ nội dung về lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chính xác nhất. Fastdo hy vọng, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin giúp ích cho bạn. Cảm ơn vì đã đọc bài viết!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: [email protected]
- Website: https://toitaigioibancungthe.vn/
Tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh?
Để đạt được mục tiêu, bất cứ ý tưởng kinh doanh hay khởi startup nào, nếu bạn muốn thành công thì phải lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể cho mình. Bởi lên kế hoạch kinh doanh sẽ giúp: Doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn; Quảng cáo và nhận đầu tư tài chính; Đưa ra quyết định chiến lược.
Cần chuẩn bị gì khi viết kế hoạch kinh doanh?
Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần phải thu thập các dữ liệu và nguồn thông tin có liên quan sau: Thu thập thông tin số liệu cần thiết; Chuẩn bị các tài liệu có liên quan; Xác định đối tượng thực hiện.
3 nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng kế hoạch kinh doanh là gì?
Top 3 nguyên tắc cần nhớ khi lập kế hoạch kinh doanh là: Trình bày kế hoạch ngắn gọn, súc tích; Ngôn từ của kế hoạch phù hợp với người đọc; Không nên lo lắng khi lập phương án kinh doanh.