Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường và trữ trong tủ lạnh?

Vắt sữa để kích thích và trữ sữa cho con dùng dần là biện pháp giúp mẹ đảm bảo luôn có sẵn nguồn sữa cho bé yêu. Vì thế, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu là mối băn khoăn của nhiều mẹ. Đừng lo lắng quá mẹ nhé, Mothercare sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ ngay sau đây!

Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ an toàn, khoa học mẹ cần nhớ!

Sữa mẹ vắt ra để bên ngoài được bao lâu?

Thời gian bảo quản sữa mẹ vắt ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể dao động. Tuy nhiên phần lớn dựa vào mức nhiệt độ môi trường xung quanh để xác định, nhiệt độ càng thấp thì thời gian lưu trữ sẽ càng kéo dài:

- Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ. - Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.

Khoảng thời gian kể trên sẽ tăng lên khi người mẹ cất giữ các bình ủ vào ngăn mát của tủ lạnh. Trong trường hợp mức nhiệt trữ lạnh nhỏ hơn 4 độ C, thời hạn bảo quản lý tưởng nhất của sữa mẹ vắt ra có thể lên đến 4 ngày.

Xem thêm: Cách hút sữa đúng, không đau và hướng dẫn bảo quản dành cho mẹ cho con bú

Sữa mẹ trữ đông được bao lâu?

Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh sẽ giúp sữa mẹ tránh được vi khuẩn và sử dụng được lâu hơn. Đối với loại tủ lạnh mini, chỉ có một cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát, mẹ có thể trữ sữa tối đa là 2 tuần. Tủ lạnh loại 2 cửa, có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát, có thể trữ sữa tối đa là 4 tháng. Đặc biệt nếu mẹ bảo quản sữa trong tủ kem, loại tủ đông chuyên dụng thì có thể giữ sữa tối đa tới 6 tháng.

Vậy, sữa mẹ rã đông để được bao lâu? Sau khi trữ đông, mẹ sẽ rã đông sữa trở về nhiệt độ phòng hoặc làm ấm cho bé sử dụng, mẹ nên cho con sử dụng trong vòng 2 giờ, sau 2 giờ mẹ không nên cho bé sử dụng sữa này nữa. Mẹ không trữ đông sữa mẹ lần nữa sau khi đã rã đông nhé!

Dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng

Bên cạnh việc xác định sữa mẹ để được bao lâu, mẹ cũng nên biết những dấu hiệu nhận biết sữa mẹ đã hỏng để mẹ có thể kịp thời loại bỏ và ngưng sử dụng cho con. Một số cách nhận biết dấu hiệu sữa mẹ đã hỏng hay còn dùng được như sau:

- Sữa mẹ còn dùng được sẽ có mùi hơi nhẹ như xà phòng hoặc kim loại, nếu để lâu sẽ bị phân tách ra từng lớp riêng biệt. Những dấu hiệu này là khá bình thường, không đáng lo ngại.

- Sữa mẹ đã hỏng sẽ có mùi chua và dậy men, kèm theo đó là bị vón cục. Mẹ cũng có thể nếm thử vị của sữa để xem chúng có thực sự bất thường hay không.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường và trữ trong tủ lạnh? - Ảnh 2

Bảo quản sữa đúng cách để con có nguồn sữa mẹ bổ dưỡng

Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Để đảm bảo an toàn vệ sinh và giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng vốn có trong sữa mẹ khi vắt ra ngoài, đề phòng trẻ bị tiêu chảy hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác, mẹ cần lưu ý một số điểm như sau:

- Rửa tay thật kỹ cũng như vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ vắt sữa, đựng sữa trước khi hút sữa ra để tích trữ. - Lau sạch đầu vú trước khi vắt và chườm khăn ấm lên bầu vú khoảng 2 phút trước khi hút sữa mẹ. - Lựa chọn các bình đựng sữa bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa không chứa BPA. Hay mẹ có thể sử dụng túi bảo quản sữa chuyên dụng để chứa lượng sữa vắt ra. - Tuyệt đối không sử dụng các chai dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường, không dành riêng để chứa sữa mẹ. - Tốt nhất là nên để sữa vào ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi vắt, đừng đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới bỏ vào tủ. - Không vắt đầy hay đổ tràn sữa trong dụng cụ chứa đựng sữa, luôn chừa lại một khoảng trống nhỏ vì sữa sau đông lạnh sẽ chiếm thể tích lớn hơn dạng lỏng - Mỗi bình/túi dự trữ sữa chỉ nên chứa khoảng 60-120ml sữa, tương ứng với bữa ăn của trẻ trong 1 cữ để giảm thiểu thời gian làm lạnh và khi rã đông sữa cũng nhanh hơn.

Với những chia sẻ kể trên, chắc hẳn mẹ đã trả lời được câu hỏi “Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?” với từng điều kiện môi trường. Để bảo quản sữa mẹ tốt hơn, các bà mẹ cho con bú cũng đừng quên chọn mua các dụng cụ trữ và hút sữa chuyên dụng, cao cấp tại Mothercare nhé!

Tham khảo các dụng cụ hút và trữ sữa tại Mothercare